Đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì để giảm đau?

Bị đau bụng kinh nên ăn gì và uống gì cho tốt hay đau bụng kinh không nên ăn gì để giảm đau, hạn chế cảm giác khó chịu là băn khoăn của nhiều chị em. Vào trước và trong những ngày "đèn đỏ", đa số nữ giới đều sẽ thấy vùng bụng dưới bị đau kèm theo một số dấu hiệu khác gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc nắm được đau bụng kinh nguyệt nên ăn gì, kiêng gì và xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp chị em giảm đau bụng, vượt qua kỳ kinh một cách thuận lợi hơn. Vậy tới tháng nên ăn gì và không nên ăn gì, hãy cùng chuyên gia phòng khám đa khoa uy tín Hà Nội tìm hiểu lời giải đáp ở bài viết sau đây.

Đau bụng kinh nên ăn gì?

Việc ăn uống có giúp làm giảm đau bụng kinh?

Cơ thể của chị em phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn, tùy theo mỗi người khác nhau mà sẽ gặp phải các triệu chứng như đau bụng, nhức đầu, đau lưng, căng tức ngực, tâm trạng thay đổi, mệt mỏi… Trong số đó, đau bụng kinh là biểu hiện phổ biến với mức độ từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng từng người. Tình trạng này xuất hiện do tử cung đang co thắt để chuẩn bị cho việc đẩy máu kinh ra bên ngoài, bạn có thể thấy bị đau bụng dưới trước và trong 1 - 2 ngày đầu có kinh nguyệt.

Cảm giác đau, chướng bụng trong thời điểm này khiến cho không ít chị em cảm thấy khó khăn hơn trong việc ăn uống, băn khoăn đau bụng kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, thực tế là một chế độ ăn uống khoa học với những loại thực phẩm lành mạnh, hợp lý sẽ giúp giảm bớt các cơn đau khó chịu và giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn. Điển hình như nhóm thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung máu, hạn chế đau đầu chóng mặt, vitamin C và chất xơ giúp chống viêm, giảm đau nhức…

Vậy nữ giới khi tới tháng nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện chứng đau bụng kinh, mời bạn đọc tiếp tục cùng chúng tôi theo dõi những nội dung tiếp theo của bài viết dưới đây.

Gói khám phụ khoa

Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau?

Nếu như chị em đang thắc mắc đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau, hãy thử tham khảo một số gợi ý về những loại thực phẩm, đồ uống phù hợp cho "ngày dâu" như sau:

1. Rau củ và trái cây tươi

Vitamin và chất xơ là những dưỡng chất cần thiết cho chị em trong kỳ kinh nguyệt với tác dụng làm giảm triệu chứng đau bụng kinh, các cơn co thắt gây khó chịu ở vùng bụng dưới. Cụ thể, các loại rau xanh và hoa quả tươi mà nữ giới được khuyến cáo nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của mình trước và trong kỳ kinh nguyệt bao gồm:

Đau bụng kinh nên ăn rau gì: Bạn nên sử dụng các loại rau lá xanh để bổ sung thêm chất sắt bù lại lượng máu bị mất đi, ngoài ra một vài loại rau xanh cũng chứa magie có công dụng thư giãn các cơ ở tử cung, tránh co thắt quá nhiều gây đau bụng. Điển hình có thể kể đến rau bina, rau cải xoăn, súp lơ xanh, dưa chuột…

Đau bụng kinh nên ăn quả gì: Một số loại trái cây như dưa hấu, chuối, kiwi, cam, quýt, dứa… có chứa lượng đường tự nhiên tương đối cao giúp giảm chứng thèm ngọt, ngoài ra các thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào trong những loại quả này có thể giảm bớt cơn đau bụng ngày kinh nguyệt cũng như hiện tượng đầy bụng.

Đau bụng kinh nên ăn gì cho tốt

2. Nên ăn gì khi đến tháng - Các loại hải sản

Một số loại hải sản như hàu, cá hồi, cá ngừ… được coi là sự lựa chọn thích hợp dành cho các chị em phụ nữ nếu như chưa biết đau bụng kinh nên ăn những gì. Lý do bởi đây là nguồn cung cấp chất béo có lợi Omega-3 và vitamin D giúp hỗ trợ làm giảm sự co thắt ở tử cung, nhờ đó nữ giới sẽ không bị đau bụng quá nhiều trong ngày "nguyệt san". Thêm vào đó, việc bổ sung lượng cá phù hợp trong thực đơn ăn uống còn giúp tăng cường hàm lượng sắt cho cơ thể, tránh gây mệt mỏi, đau đầu do thiếu hụt sắt vào những ngày có kinh nguyệt.

3. Sử dụng trà thảo mộc giúp giảm đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh nên ăn gì và uống gì cho tốt thì chị em không nên bỏ qua những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà quế mật ong, trà hoa cúc… Với tính ấm, hương thơm dễ chịu và thành phần các chất chống oxy hóa, một tách trà thảo mộc nóng trong ngày "đèn đỏ" sẽ mang lại tác dụng điều tiết sự co bóp của tử cung, giảm đau bụng hiệu quả và giúp phái nữ dễ chịu, thoải mái. Không chỉ vậy, trà thảo mộc cũng có khả năng giảm bớt triệu chứng buồn nôn do kinh nguyệt, xoa dịu căng thẳng để chị em ngủ ngon hơn.

4. Nhóm thực phẩm giàu thành phần Omega-3

Nghiên cứu cho thấy hormone Prostaglandin có liên quan đến hiện tượng tử cung co thắt gây ra những cơn đau bụng khó chịu ngày kinh nguyệt. Chính vì thế, đau bụng kinh nên ăn món gì thì bạn không nên bỏ qua những loại thực phẩm có chứa nhiều Omega-3, bởi dưỡng chất này sẽ giúp giảm bớt quá trình sản sinh nội tiết tố Prostaglandin.

Ngoài ra, công dụng của Omega-3 còn phải kể đến việc cải thiện tâm lý, hạn chế tình trạng lo lắng, mệt mỏi, dễ cáu gắt… vào ngày hành kinh. Đau bụng kinh nên ăn gì cho tốt, một số thực phẩm mà bạn nên bổ sung gồm cá béo, ngũ cốc, các loại hạt (hạt bí ngô, hạt lanh, hạt chia…), quả óc chó, dầu đậu nành, dầu hạt cải, rong biển…

5. Đau bụng kinh nên ăn các loại đậu

Đau bụng kinh nên ăn gì để giảm đau, câu trả lời cho bạn là các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen… bởi chúng có chứa thành phần chất sắt và magie với hàm lượng cao, vì thế sẽ bù lại lượng máu mà cơ thể của chị em đã bị mất đi trong kỳ kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, sở dĩ bạn nên sử dụng các loại đậu chế biến món ăn khi có kinh nguyệt là do lượng chất xơ dồi dào trong nhóm thực phẩm này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ vậy sẽ giúp phòng ngừa tình trạng đau bụng do rối loạn tiêu hóa khiến cho cơn đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn.

Bs tư vấn

6. Đau bụng kinh nên ăn cháo gì tốt cho sức khỏe?

Nhiều chị em cảm thấy trong ngày hành kinh bị đầy bụng, chướng bụng, không có cảm giác thèm ăn hay không muốn ăn uống nhiều. Chính vì vậy, đau bụng kinh nên ăn món gì thì những món ăn lỏng, nhẹ như cháo là gợi ý phù hợp để bạn tham khảo.

Thực tế, có nhiều món cháo thơm ngon, bổ dưỡng mà nữ giới nên ăn để giảm đau bụng vào ngày kinh nguyệt. Có thể kể đến như: Cháo cá chép giúp bổ máu, cháo tôm nõn lá hẹ giàu canxi và vitamin giúp hạn chế co thắt tử cung, cháo gà bồi bổ cơ thể tránh mệt mỏi, cháo thịt bò cà rốt giúp bổ sung chất sắt và vitamin…

7. Đau bụng kinh nguyệt nên ăn gì - Socola đen

Socola đen cũng là một thực phẩm góp mặt trong danh sách đau bụng kinh nên ăn những gì mà chị em phụ nữ có thể tham khảo. Nguyên nhân là do trong socola đen chứa nhiều magie và sắt giúp bù lại lượng máu đang thiếu hụt, bổ sung năng lượng cho cơ thể và còn hỗ trợ làm giãn cơ để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh, đau lưng. Không chỉ vậy, chất Theobromine có trong thành phần của socola đen được coi như một loại chất có tác dụng kích thích nhẹ lên hệ thần kinh trung ương, cải thiện cảm xúc và giảm đau bụng tự nhiên.

8. Ăn trứng giúp hạn chế cơn đau bụng hành kinh

Chị em đang băn khoăn đau bụng kinh nên ăn gì cho tốt cũng có thể bổ sung thêm trứng trong thực đơn dinh dưỡng ngày kinh nguyệt. Trứng giàu protein giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi khó chịu, ngoài ra các loại vitamin B6, D, E có trong trứng sẽ hỗ trợ làm giảm mức độ đau bụng kinh nhờ khả năng chống viêm, tăng tuần hoàn máu. Có nhiều món ăn đơn giản, ngon miệng được chế biến từ trứng, tuy nhiên bạn nên ăn trứng gà ngải cứu trong ngày kinh nguyệt sẽ có hiệu quả giảm đau bụng kinh tốt hơn.

9. Uống nước ấm và bổ sung đủ lượng nước hàng ngày

Nước ấm có công dụng thúc đẩy máu lưu thông đến tử cung, điều tiết quá trình co thắt và giúp cân bằng nhiệt độ tại vùng bụng, phòng ngừa lạnh bụng. Việc uống đủ nước mỗi ngày từ 2 lít còn giúp trao đổi chất hiệu quả hơn, cơ thể được thư giãn nên những triệu chứng khó chịu khi đến tháng cũng nhờ đó mà giảm bớt. Chính vì thế đau bụng kinh nên ăn gì và uống gì, chị em đừng quên uống nước ấm trước và trong những ngày đang có kinh nguyệt.

Đau bụng kinh không nên ăn gì?

Đau bụng kinh không nên ăn gì?

Ngoài việc nắm được nên ăn gì khi đến tháng giúp giảm đau bụng kinh thì nữ giới cũng đồng thời cần lưu ý đến vấn đề tới tháng không nên ăn gì, bởi thực tế sẽ có một số loại thực phẩm khiến cho các cơn đau bụng hành kinh gia tăng mức độ hoặc làm cơ thể bạn khó chịu hơn. Cụ thể, trong thời điểm này chị em cần tránh sử dụng những loại thực phẩm dưới đây:

Đồ ăn lạnh, thực phẩm có tính hàn: Nữ giới không nên ăn gì khi bị đau bụng kinh, những loại đồ ăn để lạnh hoặc thực phẩm tính hàn sẽ gây cản trở cho quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, từ đó cảm giác đau bụng kinh cũng trở nên dữ dội và còn kéo dài hơn trước gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em phụ nữ.

Đồ ăn chiên rán, có nhiều dầu mỡ: Đây cũng là những thực phẩm không phù hợp để chị em sử dụng khi đang ở trong kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do các món ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ tạo áp lực khiến cơ thể trở nên trì trệ hơn, hệ tiêu hóa dễ rối loạn gây đau bụng "chồng lên" các cơn đau bụng kinh nguyệt. Không những vậy, nhóm thực phẩm này còn khiến làn da phái nữ tiết thêm nhiều dầu và dễ nổi mụn.

Các loại thức ăn chua: Tới tháng không nên ăn gì, bạn còn phải kiêng đồ chua nếu như không muốn cảm giác đau bụng kinh kéo dài với mức độ nặng hơn. Thức ăn chua sẽ gây kích thích khiến cho các cơn co thắt ngày kinh nguyệt ở tử cung tăng lên, ngoài ra còn làm máu kinh bị ra nhiều và không tốt cho dạ dày.

Đồ ăn có tính cay, nóng: Chị em phụ nữ lưu ý tránh ăn đồ cay nóng khi bị đau bụng kinh nói riêng và trong kỳ nguyệt san nói chung. Không chỉ tác động xấu đến đường tiêu hóa, gây nóng trong và dễ bị mụn "tấn công" mà nhóm thực phẩm này còn khiến triệu chứng đau vùng bụng dưới gia tăng, mất đi một lượng máu kinh nhiều hơn.

Rượu bia, đồ có cồn và caffeine: Đau bụng kinh không nên ăn gì, chắc chắn các chuyên gia sẽ khuyến cáo nữ giới cần tránh các chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc có chứa thành phần caffeine. Điều này được giải thích là bởi những loại đồ uống này khiến cảm giác đầy hơi, chướng bụng tăng lên, nữ giới bị đau bụng kinh nguyệt và đau đầu nhiều hơn, dễ có cảm giác buồn nôn hay rối loạn tiêu hóa.

Trà xanh: Mặc dù trà thảo mộc tốt cho phái nữ trong ngày kinh nguyệt, nhưng bạn cần chú ý không sử dụng trà xanh. Trong thành phần của trà xanh vốn chứa axit tannic có thể khiến tình trạng mất máu tăng thêm, tiêu hao nhanh vitamin B của cơ thể, vì thế mà lúc này mức độ đau bụng kinh cũng trở nên nghiêm trọng hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cách giảm đau bụng kinh nhanh nhất tại nhà

• Cách làm kinh nguyệt nhanh hết

• 1 tháng có kinh 2 lần có bị sao không

Bị đau bụng kinh nên làm gì và không nên làm gì?

Bên cạnh vấn đề tới tháng nên ăn gì và không nên ăn gì thì chế độ sinh hoạt của chị em cũng có ảnh hưởng đến các cơn đau bụng kinh. Theo chia sẻ từ chuyên gia, bạn nên lưu ý đến những vấn đề như dưới đây để cải thiện tình trạng khó chịu trong "ngày dâu":

Đau bụng kinh nên làm gì và không nên làm gì?

Nữ giới bị đau bụng kinh nên làm gì?

Thực tế, không chỉ chế độ dinh dưỡng mà còn có nhiều cách giảm đau bụng kinh nguyệt mà chị em phụ nữ có thể thực hiện đơn giản ngay tại nhà. Bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số cách được liệt kê như sau:

Chườm ấm vùng bụng dưới: Sử dụng nhiệt lượng giúp hạn chế bớt cảm giác đau bụng, khó chịu nhờ khả năng làm giãn các cơ tử cung, kích thích lưu thông máu. Có nhiều cách để bạn chọn lựa như dùng túi chườm, chai nước nóng, miếng dán…

Tắm với nước ấm: Cơ thể khi được tiếp xúc cùng nhiệt độ ấm của nước sẽ giúp thư giãn vùng bụng, lưng, giảm đau bụng kinh, cơ thể lưu thông máu dễ dàng hơn và tạo cảm giác thư thái, dễ chịu cho chị em.

Giải tỏa căng thẳng: Cơn đau bụng dưới vào ngày hành kinh có thể tăng nặng hơn nếu nữ giới gặp lo âu, stress. Do đó, bạn hãy giảm căng thẳng cho mình bằng những hoạt động giải trí nhẹ nhàng mà bản thân yêu thích, ngồi thiền, tập Yoga…

Vận động nhẹ nhàng: Việc tập thể dục nhẹ nhàng trong kỳ "đèn đỏ" vừa giúp cơ thể tránh bị trì trệ, vừa giúp giải phóng một chất có khả năng giảm đau tự nhiên được gọi là Endorphin, nhờ vậy sẽ giảm thiểu mệt mỏi, khó chịu và các cơn đau vùng bụng.

Massage bụng dưới: Làm ấm tay, có thể xoa một ít tinh dầu sau đó massage nhẹ nhàng xung quanh vùng bụng dưới giúp làm giãn cơ, giảm co thắt đột ngột ở tử cung, máu lưu thông dễ dàng hơn và nhanh được đào thải ra ngoài.

Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Đây là điều mà chị em nên lưu ý thực hiện để đảm bảo có đủ sức khỏe, bù lại năng lượng cho cơ thể sau một ngày dài, đồng thời khí huyết cũng được lưu thông một cách hiệu quả để giảm đau bụng.

Đau bụng kinh nên đi khám khi nào?

Bị đau bụng kinh cần tránh làm gì?

Như chúng ta đã biết, mỗi khi "đến tháng" chị em không chỉ bị đau bụng mà còn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác như chóng mặt, buồn nôn, đau lưng, nhức đầu… Vì vậy, để cảm thấy thoải mái, cải thiện triệu chứng khó chịu thì bạn không nên làm những việc sau:

Vận động mạnh, làm việc quá sức: Khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng, dễ mệt mỏi và đau bụng hơn, ngoài ra còn làm kinh nguyệt ra nhiều, không tốt cho hệ miễn dịch cũng như sức khỏe chị em.

Mặc quần áo bó sát: Việc mặc những loại quần áo chật chội, bó sát trong ngày hành kinh sẽ khiến cho vùng kín "bức bí", không được thông thoáng, ra nhiều mồ hôi gây khó chịu hay thậm chí còn bị mẩn ngứa, dễ viêm nhiễm.

Quan hệ tình dục: Làm "chuyện ấy" khi tới tháng là việc không nên làm, bởi sẽ ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh dục.

Đau bụng kinh khi nào cần đi khám?

Nhìn chung hiện tượng đau bụng ngày kinh nguyệt rất phổ biến, mặc dù khiến chị em cảm thấy khó chịu nhưng hầu hết không gây ra vấn đề nào nguy hiểm. Nữ giới chỉ cần nắm được đau bụng kinh nên ăn gì và không nên ăn gì, kết hợp cùng chế độ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng và một số cách giảm đau bụng kinh tại nhà để tình trạng được cải thiện.

Ngược lại, đối với những trường hợp bị đau bụng kinh dai dẳng kéo dài, đau bụng từ trước kỳ kinh nguyệt từ quá sớm, mức độ đau dữ dội không thuyên giảm khiến công việc và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nhiều… thì rất có thể đây là biểu hiện cảnh báo các bệnh phụ khoa vùng kín nguy hiểm. Do đó, nếu như nhận thấy những dấu hiệu này thì chị em phải nhanh chóng đến ngay các bệnh viện, phòng khám phụ khoa uy tín tại Hà Nội để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán đúng nguyên nhân cũng như có biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời khi cần. Các bệnh phụ khoa kéo dài, không được điều trị đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, tác động xấu cho khả năng sinh sản về sau.

Phòng khám phụ khoa uy tín hưng thịnh

Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh là địa chỉ thăm khám, tư vấn và điều trị bệnh phụ khoa, các vấn đề rối loạn kinh nguyệt uy tín tại Hà Nội dành cho chị em phụ nữ. Đội ngũ bác sĩ tại đây đều có chuyên môn vững vàng, bài bản, kinh nghiệm nhiều năm về khám chữa các bệnh lý phụ khoa, cùng với đó phòng khám cũng xây dựng, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng phương pháp tiên tiến để điều trị bệnh hiệu quả, ngừa tái phát và an toàn.

Nữ giới có thể liên hệ đến hotline 0352612932 phòng khám Hưng Thịnh nếu có băn khoăn, thắc mắc cần giải đáp hoặc có mong muốn đặt lịch hẹn trước. Ngoài việc được chọn giờ khám cho mình (từ 8h00 - 20h00 thứ Hai đến Chủ nhật), phòng khám còn tặng thêm ưu đãi chi phí khám phụ khoa 9 hạng mục chỉ 280.000đ và hỗ trợ 30% giá tiểu phẫu điều trị hoặc tiến hành trị liệu.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đau bụng kinh nên ăn gì và uống gì, đau bụng kinh không nên ăn gì cũng như một số vấn đề khác liên quan trong kỳ kinh nguyệt. Hy vọng rằng chị em phụ nữ sẽ có thêm cho mình những thông tin hữu ích để giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu, từ đó trải qua ngày "đèn đỏ" một cách suôn sẻ và an toàn. Nếu như còn câu hỏi nào khác về chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cần được bác sĩ tư vấn phụ khoa chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ với phòng khám đa khoa Hưng Thịnh bằng cách gọi trực tiếp đến số hotline 0352612932.